Báo chí trong nước cho biết ngày hôm qua nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đề nghị trình nhà nước để tiến hành đặt tên chính thức cho tất cả các hòn đảo ngoài khơi của Việt Nam, để gọi là tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước cũng như phát triển kinh tế biển đảo.
Việc này bao gồm cả những đảo ở vùng Hoàng Sa Trường Sa và được coi như một hành động nhằm chứng minh với dư luận trong nước rằng Việt Nam vẫn quan tâm đến chủ quyền của mình tại hai khu vực đang bị Trung cộng lấn áp và đã dành quyền kiểm soát.
Theo tài liệu thì vùng biển Việt Nam có trên 3,000 đảo lớn nhỏ các loại, trong đó có khoảng 1,400 đảo chưa được đặt tên. Trước đó trong tuần qua nhà nước Cộng sản Việt Nam đã loan báo bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa.
Thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định và bổ nhiệm chức danh chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cho dù đây chỉ là một hư danh, vì Hoàng Sa bây giờ đã hoàn toàn do Trung cộng kiểm soát. Năm 1974, Trung cộng đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, lúc đó đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, Việt Nam đã thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Đến năm 1996, Quảng Nam và Đà Nẵng tách ra và huyện đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự quản lý của thành phố Đà Nẵng. Do Trung Cộng chiếm giữ đảo Hoàng Sa, nên trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa được đặt tại 132 phố Yên Bái, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Sau này tài liệu cho thấy đích thân Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Phạm Văn Đồng đã ký văn thơ dâng Hoàng Sa cho Trung cộng, là bằng chứng bán nước rõ rệt nhất của đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay vẫn bị dư luận trong và ngoài nước nguyền rủa.
Ngay lập tức nhà cầm quyền Cộng sản Trung Hoa hôm nay đã lên tiếng phản đối việc Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung cộng là Khương Du hôm nay tuyên bố việc bổ nhiệm này là bất hợp pháp và không có giá trị, khi cho biết Bắc Kinh đã chuyển cho Hà Nội biết về quan điểm của mình trong vấn đề này.
Tân Hoa Xã trích lời bà Khương Du tái khẳng định rằng Trung cộng có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa, và các vùng biển phụ cận. Họ Khương nói Việt Nam và Trung cộng không có tranh chấp xung quanh quần đảo này. Trung cộng đã chiếm hoàn toàn Hoàng Sa sau trận thủy chiến ngày 19 tháng giêng năm 1974 với hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 12 năm 2007 có tin Quốc Vụ Viện Trung cộng phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính Tam Sa để trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khi đó, ngành giáo dục Đà Nẵng chuẩn bị đưa lịch sử Hoàng Sa vào chương trình học chính quy cấp trung học cơ sở. Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết bắt đầu từ năm nay các chương trình lịch sử và địa lý Hoàng Sa sẽ được đưa vào ở phần thực hành của chương trình địa lý lớp 8, và trong phần 5 của chương trình địa lý lớp 9. Dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đặt Hoàng Sa dưới sự quản lý của tỉnh Quảng Nam. Sau 1975, hôn nhân đặt Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, và năm 1977 trở thành huyện đảo trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Thursday, April 30, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Ý KIẾN BẠN ĐỌC:
Post a Comment