Báo chí trong nước đã nêu câu hỏi: Tại sao lại có chuyện hàng hóa tiêu thụ tại Việt Nam nhưng lại được mua bán với đồng ngoại tệ chứ không phải là đồng tiền Việt Nam?
Pháp luật đã qui định rõ về sai phạm nay nhưng luật không được thi hành triệt để và gần như bị bỏ quên đến mức khó tin.
Câu trả lời thật dễ hiểu: Tại đồng Việt Nam không có gì bảo đảm giá trị của nó, vì thế mất niềm tin của quần chúng vào giá trị của nó.
Nhưng các giới chức cao cấp liên hệ lại luận giải quanh co. Các doanh nghiệp xe hơi cho rằng vì lý do họ phải nhập cảng linh kiện bằng ngoại tệ đô-la (USD), chi phí đầu vào được tính bằng tiền USD, nhưng nếu đầu ra là tiền Việt Nam (VNÐ) thì họ sẽ bị thiệt hại.
Các doanh nghiệp xe hơi cho rằng vì lý do họ phải nhập cảng hàng phụ tùng bằng ngoại tệ USD, chi phí đầu vào được tính bằng tiền USD, nhưng nếu đầu ra là tiền VNÐ thì họ sẽ bị thiệt hai khi tỷ giá tăng.
Trước lý luận của giới doanh nghiệp, Võ Văn Quyền, phó vụ trưởng Vụ Chính Sách Thị Trường Trong Nước thuộc Bộ Công Thương, cho rằng các doanh nghiệp không thể đẩy mọi rủi ro về việc tăng giảm tỷ giá VNÐ/USD cho người tiêu dùng. Tác động tỷ giá đối với giá thành sản phẩm là chuyện của các nhà sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp nhập cảng, xuất cảng đều phải chấp nhận chịu tác động của chính sách tiền tệ này thì không có lý do gì các hàng sản xuất hàng hóa khác như xe hơi lại nằm ngoại lệ.
Ông Quyền cũng phân tích một điểm bất hợp lý khác là, nếu như người tiêu dùng Việt Nam phải đi đổi sang tiền USD để mua hàng thì câu chuyện niêm yết USD này không còn là vấn đề giao dịch hàng hóa, thiệt thòi cho người tiêu dùng nữa mà còn ảnh hưởng xấu đến thị trường hối đoái.
Trên thị trường, niêm yết bằng đồng USD đã trở nên phổ biến đến mức từ giá trị nhỏ như chiếc UBS điện toán, con chuột máy tính, loa... đến các sản phẩn tiêu dùng hàng ngày như quần áo, giày dép, đồ ăn trong các nhà hàng cũng được nhiều nơi niêm yết bằng tiền USD.
Tiến sĩ Vũ Ðình Ánh, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Giá Cả Thị Trường nói với trang tin điện tử VietnamNet, “Quy định phải niêm yết bằng đồng VNÐ thì đã rõ, nhưng ở Việt Nam lại quá buông lỏng. Ngay các chương trình quảng cáo, khuyến mại cũng đều công bố bằng tiền USD. Không đâu xa, gói kích cầu của Chính phủ cũng được nhắc đến là '1 tỷ USD' chứ ít nói là 17,000 tỷ đồng.”
Ông Ánh nhận xét, “Cái gốc vấn đề này là ở chỗ, ở mọi nơi, từ cơ quan quản lý nhà nước đến người dân đều “sính” USD, trong các câu chuyện trao đổi, người ta cũng quy ra USD.
“Nếu tiếp tục để các doanh nghiệp ‘nhờn’ luật một cách công khai thì nghĩa là, cơ quan quản lý nhà nước đã mặc nhiên để tính nghiêm minh của pháp luật bị xâm phạm. Nếu chúng ta để cho đồng USD có chức năng như tiền VNÐ thì sẽ ảnh hưởng xấu tới chính sách tiền tệ của quốc gia.”
Tiến sĩ Võ Trí Thành, trưởng ban Nghiên Cứu Kinh Tế Hội Nhập Quốc Tế, Viện Nghiên Cứu Quản Lý Trung Ương nói đây là câu chuyện tâm lý người tiêu dùng. Nhiều người Việt Nam vẫn có thói quen nhắc tới giá trị hàng hóa bằng USD như là một sự khẳng định về đẳng cấp của sản phẩm.
Trao đổi với phóng viên của VietNamNet, ông Triệu Quang Thìn, trưởng phòng Tổng Hợp Ðối Ngoại Cục Quản Lý Thị Trường Bộ Công Thương cho biết, “Cho đến nay, Cục Quản Lý Thị Trường chỉ kiểm tra các sai phạm nói chung trong việc niêm yết giá chớ chưa coi việc niêm yết sản phẩm bằng tiền USD là nội dung chính. Các sai phạm này chưa được thống kê.
“Mới chỉ có vài Cục Quản Lý Thị Trường tại các thành phố lớn như Hà Nội. Ðà Nẵng, Sài Gòn kiểm tra vấn đề này... và chưa phát hiện vi phạm.”
Ông Thìn đổ trách nhiệm về phía thanh tra ngân hàng nhà nước. Phóng viên nhận định cách lý giải này “dường như chưa thuyết phục,” khi mà các sai phạm niêm yết tiền USD là chuyện “thường ở huyện” trong nếp mua bán hiện nay trên thị trường Việt Nam.
Nói về giải pháp, ông Vũ Ðình Ánh cho rằng, đây là việc đã được qui định rõ ràng trong pháp luật, phải được chấp hành nghiêm. Ông Ánh cũng giống như ông Thìn là cơ quan chủ trì việc này là Ngân Hàng Nhà Nước phải xem xét, thắt chặt lại, xử lý nghiêm minh.
Theo điều 29, Nghị định 160/2006/NÐ-CP của chính phủ qui định chi tiết pháp lệnh ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, “mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp như các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối.”
Tóm lại, việc giao dịch của người Việt Nam hiện nay phổ biến đến mức nhà nước không thể kiểm soát được. Làm sao kiểm soát được khi chính cơ quan đầu não chính phủ đến các cơ quan chính quyền đưa ra kế hoạch, dự án nào cũng tính bằng đồng USD, trong khi đó đồng VNÐ lên xuống giá bất thường, đúng hơn là cứ mất giá, làm sao doanh nghiệp có thể niêm yết, quảng cáo bằng tiền VNÐ. Nói chi đến người dân nào có dư chút định tiền tiết kiệm thì cũng để mua vàng hay đổi đồng USD cho yên lòng.
Niềm tin của quần chúng vào giá trị đồng tiền VNÐ hầu như không còn. Các quan lớn đi đâu cũng để trong túi đồng USD, như vậy họ cũng đâu có tin vào đồng tiền của nhà nước phát hành.
Thêm vào đó các cơ quan quản lý thị trường đưa thanh tra đi kiểm tra, họ kiểm trra cái gì khi cơ quan công quyền chỉ nói đến USD thay vì VNÐ. Tiến sĩ Vũ Ðình Ánh nói đúng “Cái gốc ở vấn đề này là ở chỗ, ở mọi nơi, từ cơ quan quản lý nhà nước đến người dân đều 'sính' USD.”
Thursday, April 30, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Ý KIẾN BẠN ĐỌC:
Post a Comment