Tuesday, March 17, 2009
Hành Trình Xuyên Việt - miền bắc 1
Hà Giang
Diện tích: 7.884,37 km2.
Dân số (2004): 619.728 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Hà Giang.
Các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần, Bắc Quang.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu...
Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối. Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên giới 274 km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 - 28° C, mùa đông nhiệt độ rất lạnh có khi xuống -5° C. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang. Tại vùng này, nhiệt độ trung bình năm 21 - 23° C.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419 mét, có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ phượng, tê tê... và hàng trăm loại chim thú khác. Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
CAO BẰNG
Diện tích: 6.690,71 km2.
Dân số (2004): 527.055 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Bằng.
Các huyện: Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang, Thạch An.
Dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Việt (Kinh), Hoa, Sán Cháy...
Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phiùa Bắc Bắc Bộ. Phiùa bắc và phiùa đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phiùa tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phiùa nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 25 - 28° C, mùa đông là 16 - 17° C. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyếât rơi.
Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272 km (170 miles).
Hai con sông chính là sông Bằng Giang và sông Gầm. Sông Bằng Giang từ biên giới Trung Hoa chảy sang, gặp hai sông Nà Giang và Dẻ Rao ở An Hòa, gặp sông Hiền và sông Cửu, rồi hợp với sông Ba Vọng từ Trùng Khánh đổ xuống. Sông Gầm có hai chi lưu là sông Neo và Nho Quế chảy ngang tỉnh dài 50 cây số. Ngoài ra, còn có sông Năng, sông Quảy Sơn (có khúc chia làm hai, chảy xuống khe núi tạo thành thác Bản Giốc).
Vì là miền núi cao nên chỗ đất bằng của tỉnh cũng ở cao độ 190 thước. Các ngọn núi cao trong tỉnh là Pia Đa 1.980 thước, núi Pia Quắc 1.931 thước, Pia Pioc 1.575 thước, và nhiều ngọn núi trên 1.000 thước. Đèo cao cũng nhiều: đèo Pia Quắc 1.360 thước, đèo Gió 804 thước, đèo Cao Bắc 810 thước, đèo Mã Phục 620 thước
LÀO CAI
Diện tích: 8.044 km2.
Dân số (2004): 616.500 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Lào Cai.
Các huyện: Thị xã Cam Đường; huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn.
Dân tộc: Việt (Kinh), H'Mông, Tày, Nùng, Dao, Thái, Giáy, Lự, Bố Y, Kháng, La Chí, Phù Lá (Xá Phó), Hà Nhì, Mường, La Ha...
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới. Phía Bắc giáp Vân Nam (Trung Quốc) với 230 km (144 miles) đường biên, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.
Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối của tỉnh Lào Cai chằng chịt, lắm thác ghềnh. Lào Cai có đường giao thông huyết mạch nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam nên Lào Cai có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự. Khí hậu chia ra làm nhiều vùng. Ở các vùng thấp: khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng này khoảng chừng 20 - 22° C. Ở các vùng cao từ 700 m (2,100 ft) trở lên: khí hậu mang tính chất bán nhiệt đới pha ôn đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 28° C, riêng ở Sa Pa (Lào Cai) có khi nhiệt độ xuống dưới 0° C và có mưa tuyết.
Lào Cai có nhiều dải rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý như pơmu, lát hoa, chò chỉ... Nhiều cây dược liệu và các loại động vật quý hiếm như lợn rừng, hổ, báo, hươu, nai...
Tỉnh Lào Cai không chỉ giàu về tài nguyên thiên nhiên mà còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như ruộng bậc thang bên sườn núi, mùa đông các đỉnh núi cao luôn có tuyết phủ trắng xoá, mùa xuân có hoa đào nở rộ khắp núi đồi. Lào Cai có nhiều hang động và danh thắng đẹp, có Sa Pa nơi nghỉ mát lý tưởng về mùa hè...
LAI CHÂU
Diện tích: 17.133 km2.
Dân số (2004): 624.912 người.
Tỉnh lỵ: Thị Xã Điện Biên Phủ
Các huyện: Thị xã Lai Châu, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông.
Dân tộc: Thái, Mông, Việt (Kinh), Khơ Mú, Hà Nhí, Gáy, La Hủ, Lào, Cống, Mảng, Phù Lá, Kháng, Si La...
Lai Châu là tỉnh ở phía cực Tây và rộng nhất miền Bắc nước ta, với diện tích 19.800 cây số vuông, hầu hết là rừng núi với địa thế phức tạp hiểm trở, bao gồm những thung lũng dọc theo sông Đà (Hắc Giang) và các chi lưu của sông này. Tỉnh Lai Châu có phía Bắc giáp Vân Nam của Trung Hoa, phía Tây và Nam giáp Ai Lao, phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Sơn La. Tỉnh lỵ Lai Châu cách Hà Nội 468 cây số về hướng Tây - Bắc.
Về hình thể, Lai Châu gồm những dãy núi chạy dài theo hướng Tây - Bắc và Đông - Nam. Những núi cao đáng kể là Pu Xi Lung 3.076 thước, Pu Đen Đin 1.885 thước và Pu San Cáp 1.904 thước. Giữa những dãy núi là các thung lũng như Nậm Na, Nậm Mức, sông Đà, Điện Biên, Nậm Xo, Bính Lư.
Thủy lộ chính của Lai Châu là sông Đà, phát nguyên từ núi rừng Vân Nam, chảy qua Lai Châu rồi đổ xuống Sơn La. Chi lưu phía tả ngạn là sông Nậm Na, hữu ngạn là sông Nậm Nhía. Tỉnh có trên 3.000 sông suối lớn nhỏ, sông thường dốc và chảy từ nhiều ghềnh thác. Lai Châu còn có những suối nước nóng ở Ngọc Chén, Bản Ni, Bản Ni Hà.
Khí hậu thung lũng Lai Châu rất ấm áp và nóng vào mùa Hè, tương đối tốt ở vùng cao nguyên nhưng rất lạnh trên vùng núi cao vào mùa Đông.
Về giao thông hai quốc lộ 6 và 12 giữ vai trò quan trọng, nối Lai Châu với các tỉnh khác.
TUYÊN QUANG
Diện tích: 5801 km2.
Dân số (2004): 692. 500 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Tuyên Quang.
Các huyện: Nà Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, H'Mông, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán Dìu...
Tuyên Quang có hình thể phức tạp vì tạo nên bởi những dãy núi cao, ngăn cách nhau bởi lưu vực của bốn con sông chính chảy qua tỉnh. Giữa sông Hồng Hà và sông Chảy là dãy núi Côn cao 800 thước, kế tiếp là dãy núi Mỏ Rô và Sáu Tàu, rồi đến những ngọn núi thấp dần. Giữa sông Chảy và sông Lô là dãy núi Khánh, dãy núi này ngăn cách sông Chảy với thung lũng sông Bách. Núi Hùng, núi La cao từ 1.000 đến 1.100 thước và núi Bách Kha là những núi cao có rừng rậm bao phủ, có nhiều vách đá ăn thẳng ra bờ sông Lô. Giữa sông Lô và sông Gầm là một dãy núi cao, hầu như chưa có ai đến. Đường đi lên khập khểnh chênh vênh. Giữa sông Gầm và sông Cầu cũng có một dãy núi tương tự. Trên tả ngạn sông Đáy có dãy Tam Đảo với nhiều núi cao, nối tiếp là núi Lịch và núi Hùng.
Các sông chính của Tuyên Quang là sông Lô, sông Gầm, sông Chảy. Phát xuất từ Trung Hoa, sông Lô có hai chi lưu chính là sông Chảy và sông Gầm. Sông Gầm cũng phát xuất từ Trung Hoa và có nhiều nhánh sông như những dòng suối nhỏ nhưng về mùa mưa lại biến thành những thác lớn rất nguy hiểm. Chi lưu chính của sông Chảy cũng có nhiều nhánh sông nước chảy xiết như những dòng thác.
Khí hậu Tuyên Quang ẩm thấp và không trong lành, nhất là vào mùa mưa bị ảnh hưởng của rừng rậm. Thung lũng sông Đáy có nước độc và sương mù thường dày đặc đến 9 giờ sáng mới tan dần. Những vùng cao độ từ 400 thước đến 800 thước có khí hậu trong lành hơn, nhất là những vùng đá vôi.
Về giao thông Tuyên Quang được nối liền với các tỉnh khác nhờ quốc lộ 2 và hai liên tỉnh 11 và 13.
BẮC CẠN
Diện tích: 4.795,54 km2.
Dân số (2004): 336.982 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Cạn.
Các huyện: Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông.
Dân Tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao...
Bắc Cạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc. Khí hậu của tỉnh chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25° C.
Giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi. Bắc Cạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng, tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú.
LẠNG SƠN
Diện tích: 8.305,21 km2.
Dân số (2004): 754.643 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Lạng Sơn.
Các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái.
Địa thế Lạng Sơn có những cao độ thay đổi từ 100 thước đến 1.009 thước. Phía Đông - Bắc thành phố Lạng Sơn là dãy núi Mẫu Sơn cao 1.500 thước chế ngự cả thung lũng sông Kỳ Cùng. Phía Đông - Nam cũng có một dãy núi trung bình cao 700 thước. Phía Tây và Tây - Nam có dãy núi Cao Kinh cao 600 thước. Phía Đông và phía Bắc là những dãy núi đá bao trùm thung lũng Thất Khê và làm thay đổi hướng sông Kỳ Cùng.
Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh, dài 170 cây số, bắt nguồn từ Hải Ninh, chảy tới theo hướng Đông Nam - Tây Bắc cho đến châu Điềm He. Từ đây, giòng sông chảy theo hướng Tây - Bắc cho tới Na Sầm rồi chảy vào đồng bằng Thất Khê, theo hướng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, ngược hẳn với hướng lúc mới vào địa phận Lạng Sơn. Rồi sông chảy bao quanh dãy núi Khao Kỳ cho đến biên giới Hoa - Việt và chảy thẳng sang Trung Hoa đổ vào sông Bằng Giang ở Long Châu. Sông Kỳ Cùng có nhiều sông nhánh, nhưng chỉ có hai sông đáng kể là sông Bắc Giang dài 54 cây số và Ba Khê dài 30 cây số. Sông Thương cũng khá quan trọng, dài 80 cây số, có hai chi lưu là sông Rồng dài 30 cây số và sông Trung dài 50 cây số.
Khí hậu Lạng Sơn lạnh hơn tỉnh Hải Ninh vì ở xa bờ biển hơn và chịu ảnh hưởng nhiều của địa thế vì Lạng Sơn ở vị trí khá cao, ở mức bình nguyên cao độ còn trên 270 m (810 ft). Khí hậu trung bình 21,7° C. Về giao thông, hai quốc lộ 1 và 4 nối Lạng Sơn với các tỉnh lân cận và đi qua Trung Hoa.
YÊN BÁI
Diện tích: 6.808 km2.
Dân số (2004): 701.145 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Yên Bái.
Các huyện: Thị xã Nghĩa Lộ; huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Thái, Mường, Cao Lan, Khơ Mú, Phù Lá, Giáy.
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền tây bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như Pơmu, lát hoa, Chò Chỉ... Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên. Khí hậu chia làm hai vùng, vùng thấp và vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm 18 - 28° C.
Yên Bái gồm toàn rừng núi và thung lũng, một loạt những dãy núi cao từ 2.000 tới 2.500 m (7,500 ft) phân cách hai khu vực sông Hồng Hà và sông Đà (Hắc Giang), tỏa ra nhiều nhánh về phía sông Hồng Hà. Giữa sông Hồng Hà và sông Chảy có một dãy núi lởm chởm thấp hơn, ít có ngọn nào cao hơn quá 1.000 m (3,000 ft). Yên Bái nằm trên một địa tầng của hồ xưa, cấu tạo bởi những lớp đá sỏi, lớp phiến nham lẫn đá sỏi và những lớp sạn. Hồng Hà là sông quan trọng nhất của Yên Bái, chảy qua suốt tỉnh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài ra tỉnh này còn một số sông nhỏ như: Ngòi Nhu, Ngòi Chan, Ngòi Hút, Ngòi Tra, Ngòi Lau...
Thị Xã Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
SƠN LA
Diện tích: 14.210 km2.
Dân số (2004): 931.568 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Sơn La.
Các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp.
Dân Tộc: Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, La Ha, Thái, Việt (Kinh), Mường...
Địa thế Sơn La thật hiểm trở, con đường duy nhất vào Sơn La là thung lũng sông Đà (Hắc Giang), hai bên là đồi cao rừng rậm. Phía Đông Bắc là dãy núi Hoàng Liên Sơn chia ranh giới với tỉnh Yên Bái, với nhiều ngọn cao từ 2.000 m (6,000 ft) đến 3.000 m (9,000 ft); phía Tây - Nam có nhiều núi rừng trùng điệp chạy dọc theo biên giới Việt - Lào.
Sông Đà chảy qua toàn tỉnh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài 200 km (125 miles), tháng tám và tháng chín Âm lịch là mùa nước lũ rất khó giao thông. Sông Mã dài 86 km (53.8 miles) cũng chảy qua tỉnh. Sơn La có rất nhiều suối như Nậm Ban, Nậm Lẹ, Nậm Muội, Nậm Sậm, Nậm Tân, Nậm Nu, Nậm Chiên, Nậm Ty...
Khí hậu Sơn La chỉ tương đối dễ chịu ở vùng cao nguyên 1.000 m (3,000 ft), phần còn lại rất khắc nghiệt, nhất là các vùng Vạn Yên, Vạn Bú và Bà Tú, dọc theo sông Đà, nước rất độc vì chưa được khai thác. Về giao thông, quốc lộ số 6 là lộ duy nhất nối Sơn La với các tỉnh lân cận
THÁI NGUYÊN
Diện tích: 3769,1 km2.
Dân số (2004): 1.063.715 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Thái Nguyên.
Các huyện: thị xã Sông Công; huyện: Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H'Mông...
Về hình thể, khu vực phía Bắc tỉnh Thái Nguyên gồm toàn rừng núi và đồng lầy. Về phía Đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia (dãy Tam Đảo nằm chắn phía Tây, dọc cao nguyên Văn Lăng và cánh đồng Đại Từ). Về phía Đông Bắc, có cao nguyên Vũ Phái giới hạn những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ phương Nam. Phía Tây Bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi thấp ăn lan tới khu đồng lầy Phúc Linh. Con sông chính chảy suốt tỉnh theo hướng Tây Bắc, Đông Nam là sông Cầu, khó di chuyển thuyền bè trong cả mùa cạn lẫn mùa lũ. Chi lưu chính của sông Cầu ở Thái Nguyên là sông Đủ chảy qua Phú Lương, Đồn Đủ; và sông Công chảy qua Văn Lăng, Phổ Yên. Thượng lưu sông Đáy chiếm một phần nhỏ của huyện Định Hóa, thuộc Tây Bắc Thái Nguyên. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây một hệ thống kinh đào dài 52 cây số, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào ruộng được dễ dàng.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, có hệ thống sông ngòi dày đặc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình khoảng 25° C.
Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch. Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội-Cao Bằng).
Đường sắt từ đây nối liền hệ thống đường sắt của cả nước.
PHÚ THỌ
Diện tích: 3.465,120km2.
Dân số (2004): 1.288.509 người.
Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì.
Các huyện: Thị xã Phú Thọ; huyện: Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Thủy, Phù Ninh, Sông Thao.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Chay, Sán Dìu...
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hòa Bình. Phú Thọ cách Hà Nội 90 km (56 miles). Giao thông bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy đều thuận lợi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4° C.
Tỉnh Phú Thọ có hình thể rất hiểm trở với hai dãy núi chính phân cách Hồng Hà và hai chi lưu sông Chảy và sông Hà. Dãy Tam Đảo gồm những ngọn núi cao từ 800 đến 1.000 m (3,000 ft), chia đôi lưu vực sông Hồng và sông Đà. Dãy Ba Vì gồm những đồi phiến nham, sa thạch và đá vôi nằm giữa sông Hồng và sông Chảy. Việt Trì là nơi tiếp hợp của hai rặng núi này, tạo nên một thứ đập thiên nhiên của sông Hồng từ thời kỳ địa chất thứ ba.
Hệ thống sông ngòi Phú Thọ gồm sông Hồng (dân chúng thường gọi khúc sông Hồng chảy qua tỉnh là sông Thao) và hai chi lưu là sông Lô và sông Đà. Ba sông chính này có nhiều nhánh nhỏ chảy qua các thung lũng, cạn nước vào mùa khô nhưng chảy xiết vào mùa lũ.
Chi lưu sông Hồng phía hữu ngạn gồm: sông Bứa từ xứ Mường qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến Bằng Dã. Sông Lô có chi lưu là sông Chảy phát nguyên từ Hoàng Tu Phó chảy qua huyện Lục An, Phủ Yên Bình rồi nhập vào sông Lô ở phủ Đoan Hùng. Sông Đà chảy qua một vùng dày đặc cây cối, bóng cây tỏa xuống che khuất mặt trời nên có thêm tên là Hắc Giang, giòng sông thường thay đổi luôn, nước sông mang đầy phù sa, chảy qua xứ Mường vòng quanh núi Ba Vì và đổ vào Hồng Hà ở Trọng Hạ.
VĨNH PHÚC
Diện tích: 1.362 km2.
Dân số (2004): 1.115.700 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Vĩnh Yên.
Các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao...
Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, cách Hà Nội 60 km (37.5 miles) về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên ở phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hà Tây. Địa hình chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4° C. Vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình khoảng 21° C, là nơi nghĩ mát lý tưởng của miền bắc.
Phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc là những cánh đồng mênh mông bát ngát, lác đác sông ngòi, kênh rạch, đồng lầy và một số hồ rộng. Phía Bắc là những đồi cỏ, cây cối cao dần tới dãy núi Tam Đảo. Dãy núi Tam Đảo khá lớn, nằm ở phía Bắc huyện Tam Dương, cao độ trung bình 1.340 thước, lan tới huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên, núi được đặt tên Tam Đảo vì có ba hòn núi cao là Thạch Bàn 1.388 thước, Thiên Thị 1.375 thước và Phú Nghĩa 1.400 thước. Dãy núi Tam Đảo có từ thời đệ nhị nguyên đại, cấu tạo bởi các phiến nham thạch lẫn nhiều mạch thạch anh. Ngoài ra còn các núi Ngang, núi Cổ (núi Trống).
Phần đất nằm dọc theo tả ngạn sông Hồng Hà do phù sa bồi lên. Hai sông chính chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc là sông Cà Lồ và Hồng Hà. Tả ngạn sông Hồng Hà có nhiều ngòi nhỏ từ Tam Đảo đổ xuống rồi hợp thành sông Tiểu Đáy. Sông Cà Lồ phát nguyên từ Sơn Tây, dài khoảng mười cây số, chảy qua Vĩnh Yên, Phúc Yên, đến Bắc Ninh thì hợp với sông Cầu. Về mùa cạn thuyền bè không đi lại được vì lòng sông có nhiều bãi cát nổi lên.
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và khá phát triển. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại.
BẮC GIANG
Diện tích: 3.816,7 km2.
Dân số(2004): 1.523.021 người.
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Giang.
Các huyện: Sơn Đông Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang,Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hòa.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày....
Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồâng bằng Bắc Bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, phía nam và đông nam giáp Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.
Địa hình: đồng bằng, trung du, miền núi. Khí hậu: chia làm 2 mùa: mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè từ tháng 4 đế tháng 9. Nhiệt độ trung bình năm 24° C.
Giao thông: tương đối thuận tiện. Đường sắt: Từ Bắc Giang có thể vềâ Hà Nội, lên Lạng Sơn, sang Thái Nguyên và vùng công nghiệp mỏ Quảng Ninh. Đường bộ: Hệ thống đường bộ thuận lợi có quốc lộ 1A chạy qua. Nhiều tuyến tỉnh lộ và huyện lỵ. Đường sông: Tỉnh Bắc Giang có nhiều sông lớn ( Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua tỉnh, thuận tiện cho vận tải đường sông, góp phần tưới tiêu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, du lịch.
QUẢNG NINH
Diện tích: 5.938 km2.
Dân số (2004): 1.029.461 người.
Tỉnh lỵ: Thành Phố Hạ Long.
Các huyện: Thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí, thị xã Móng Cái; các huyện: Bình Liêu, Quảng Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Yên Hưng.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa.
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Bắc Việt Nam. Phía bắc giáp Trung Quốc với 170 km (106 miles) đường biên giới. Phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Bờ biển dài 250 km (156 miles).
Nhiệt độ trung bình cả năm 25° C. Quảng Ninh có rừng, có biển, nhiều hải sản quý. Đặc biệt trữ lượng than đá ở Quảng Ninh chiếm 90% tổng trữ lượng than của Việt Nam.
Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, thiên nhiên khác là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đến đây du khách có thể thăm các kỳ quan thiên tạo cũng như tìm hiểu các truyền thống văn hóa đặc sắc của địa phương.
HÀ NỘI
Diện tích: 918,1 km2.
Dân số (2004): 2.840.174 người.
Các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hồ Tây, Thanh Xuân, Cầu Giấy.
Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm và Sóc Sơn.
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam giáp tỉnh Hà Tây, phía đông và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên và phía tây giáp tỉnh Hà Tây.
Thành phố Hà Nội ở vị trí từ 20 độ 25 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ bắc và từ 105 độ 15 phút đến 106 độ 03 phút kinh độ đông. Hà Nội nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa. Nếu phân chia thật chi tiết và tinh tế, Hà Nội có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhưng để giúp người xa dễ nhận biết khí hậu Hà Nội khi chuẩn bị đến thủ đô này, có thể tạm chia thành hai mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mưa to. Từ tháng 1 đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhưng vì là tiết xuân nên có mưa nhẹ (mưa xuân) đủ độ ẩm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng có mưa to và bão. Trong các tháng 8, 9, 10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và nhanh chóng hòa nhập vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình mùa đông là 17,2° C (lúc thấp nhất xuống tới 2,7° C). Trung bình mùa hạ: 29,2° C (lúc cao nhất đến 42,8° C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2° C. Mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm.
SÔNG: Là vùng đất cổ, Hà Nội được các sông Hồng và các phụ lưu bồi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta gọi sông Hồng là sông Cái - sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội là vùng đất có ý nghĩa bên trong sông. Đoạn sông Hồng ôm lấy Hà Nội dài gần 100 km (63 miles) chiếm 1/5 chiều dài của sông Hồng trên đất Việt Nam.
Các sông chảy qua Hà Nội là: sông Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Đặc biệt sông Tô Lịch được nhắc nhiều trong văn chương Hà Nội xưa như là con sông đẹp chảy trong lòng thành phố. Ngày nay sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu chỉ có tác dụng như là một hệ thống thoát nước cho thành phố.
HỒ: Hà Nội là thành phố của những hồ đẹp. Những hồ nổi tiếng đã đi vào thơ văn như hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm), Hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thủ Lệ, hồ Giảng Võ... đó là những lá phổi xanh của thành phố với vườn hoa và hàng hàng, lớp lớp cây xanh tạo cho thành phố nguồn sinh lực trong thiên nhiên tươi mát.
GIAO THÔNG: Hiện nay Hà Nội đang chuyển mình cùng cả nước. Hàng loạt phố mới, với những đại lộ, đường cao tốc ra đời. Nhiều khách sạn, công sở cao tầng hiện đại, đan xen với các khu phố cổ tạo nên một dáng vẻ mới cho thành phố 1000 năm. Sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm thành phố khoảng 35 km (21.9 miles). Từ sân bay về thành phố khoảng 40 phút xe ca.
ĐƯỜNG SẮT: Từ ga Hà Nội tỏa đi các nhánh đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Sài Gòn.
ĐƯỜNG BỘ: Từ các bến xe phía Nam: Kim Mã, Gia Lâm tỏa đi khắp các nơi trên toàn quốc bằng các tuyến quốc lộ A1 xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2: đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang; quốc lộ: 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5: đi Hải Phòng; quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu; quốc lộ 32 đi Sơn Tây.
ĐƯỜNG THUỶ: Bến phà Đen có tàu thủy đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan có tàu thủy đi Phả Lại
BẮC NINH
Diện tích: 803,87 km2.
Dân số (2004): 983.465 người.
Tỉnh lỵ: thị xã Bắc Ninh.
Các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Tày...
Ba mặt tỉnh có sông tạo thành những ranh giới thiên nhiên. Phía Bắc là sông Cầu. Đông có sông Thái Bình (thuộc Hải Dương, sát ranh giới với Bắc Ninh), Tây-Nam là sông Hồng Hà và Thái Bình ăn thông với sông Đuống. Mùa nước lớn. Sông Đuống đổ nước ra sông Hồng Hà vào sông Thái Bình.
Địa thế Bắc Ninh toàn đồng bằng ít núi cao, có một số ngọn núi đã đi vào thơ ca (núi Thiên Thai). Nhiệt độ trung bình khoảng 13,4° C, rất thích hợp cho du lịch. Ở huyện Tuyên Du có núi Chè 127 m (381 ft), núi Khánh hay Long Sơn, núi Bát Vạn, núi Phật Tích hay Lạn Kha Sơn (tục gọi là núi Rạm, núi Sơn Đông và núi Sơn Nam. Ở Quế Dương có núi Thiên Sơn. Hai núi Yên Sơn và Thiên Thai ở Gia Bình. Hai quốc lộ 4 và 18 nối liền Bắc Ninh với các tỉnh lân cận. Phi trường ở Gia Lâm khá lớn.
Tỉnh lỵ Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30 km (18.8 miles), có quốc lộ chạy qua, có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đều thuận lợi.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 Ý KIẾN BẠN ĐỌC:
Post a Comment